Tài chính doanh nghiệp hiện đang là ngành nghề hot trên thị trường và trở thành mối quan tâm của giới trẻ bởi mức thu nhập hấp dẫn. Vậy, học tài chính doanh nghiệp ra làm gì? Có dễ xin việc không? Hãy mpjc cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
I. Tài chính doanh nghiệp là gì?
Trước tiên, để có thể trả lời được thắc mắc học tài chính doanh nghiệp ra làm gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ lược về ngành nghề này.
Tại nhiều trường đại học, cao đẳng, tài chính doanh nghiệp là chuyên ngành thuộc khối tài chính ngân hàng. Ngành học này cùng các kiến thức cho người học về các vấn đề cơ bản như tài chính tiền tệ, hải quan, định giá sản phẩm, đầu tư, phân tích tài chính…
Hiểu một cách đơn giản thì tài chính doanh nghiệp là ngành nghiên cứu về tài chính, tiền bạc của doanh nghiệp. Với mục đích cuối cùng là đưa rác phương án để giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp như làm sao để tăng lợi nhuận, sử dụng dòng tiền của doanh nghiệp thế nào, cách quản lý tiền trong doanh nghiệp sao cho hiệu quả…
II. Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì?
Như đã chia sẻ ở trên, tài chính doanh nghiệp là ngành nghề liên quan đến mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể hình dung được những công việc liên quan đến ngành nghề này khi ra trường. Vậy học tài chính doanh nghiệp ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
- Chuyên gia phân tích tài chính: Đây là một trong những ngành nghề đòi hỏi sự hiểu biết về tài chính. Người làm công việc này sẽ thực hiện các trách nhiệm, công việc liên quan đến tài chính, phân tích dự án, lập kế hoạch và nhiều yêu cầu khác.
- Giám đốc tín dụng: Vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về khách hàng của doanh nghiệp, khả năng phân tích các báo cáo…
- Nhà quản lý tiền mặt: Công việc này cần khả năng giao tiếp tốt cũng như kỹ năng đàm phán. Nhà quản lý tiền mặt phải đảm bảo mình có sẵn tiền để sử dụng cho đầu tư, nhu cầu tín dụng…
- Thủ quỷ: Vị trí này sẽ làm các công việc liên quan như kế hoạch tài chính, xử lý tài sản…
- Làm việc trong bộ phần điều hành tài chính công ty: đây là công việc đòi hỏi có kiến thức sâu rộng về kế toán, bạn sẽ chịu trách nhiệm đến việc lập kế hoạch tài chính, phân tích, báo cáo, dự kiến chi phí của công ty…
Có thể thấy, cơ hội làm việc của ngành tài chính doanh nghiệp rất rộng mở. Ngoài việc biết được học tài chính doanh nghiệp ra làm gì trên đây, bạn có thể làm việc tại các đơn vị quản lý tài chính nhà nước hoặc doanh nghiệp như công ty bảo hiểm, ngân hàng, kho bạc, hay tại phòng tài chính kế toán…
III. Lương ngành tài chính doanh nghiệp cao hay thấp?
Thực tế, giới trẻ hiện nay không chỉ quan tâm đến học tài chính doanh nghiệp ra làm gì mà mức thu nhập cũng là điều thu hút họ mỗi khi đăng ký chọn ngành nghề. Học ngành tài chính doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội làm việc với nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên tới quản lý, giám sát. Vậy nên, mức lương ngành nghề này cũng khác nhau theo từng vị trí.
- Vị trí chuyên tài chính: Mức lương trung bình sẽ dao động từ khoảng 12 triệu/tháng.
- Chuyên viên tư vấn tài chính: công việc này hiện có mức lương trung bình khoảng 11 triệu đồng/tháng. Đây là vị trí khá phổ biến cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên viên phân tài chính: Công việc này có mức lương dao động từ 13 triệu đến 20 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên dự toán có mức lương phổ biến từ 10 triệu – 17 triệu đồng/tháng
- Giám đốc tài chính: Đây là vị trí quản lý cấp cao thường đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm. Mức lương trung bình sẽ khoảng 35 triệu đồng/tháng.
IV. Những trường đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp
Hiện nay trên cả nước chưa có nhiều trường mở chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Điều này khiến các bạn học sinh không có nhiều lựa chọn nhưng đổi lại, sau khi tốt nghiệp thì áp lực cạnh tranh công việc sẽ không lớn. Hơn thế, việc học tập tại các ngôi trường uy tín sẽ giúp bạn dễ xin việc và không phải quá lo lắng về vấn đề học tài chính doanh nghiệp ra làm gì. Theo đó, bạn có thể học tài chính doanh nghiệp tại các trường sau:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
- Đại học Ngoại thương Hà Nội
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
V. Ngành tài chính doanh nghiệp cần kỹ năng gì?
Để có được công việc liên quan đến ngành tài chính doanh nghiệp với mức lương hấp dẫn, bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khả năng thích ứng nhanh: Bởi vấn đề tài chính luôn có sự biến động, nếu bạn không thay đổi cách tư duy, cập nhật xu hướng mới theo từng giờ thì rất dễ để lại hậu quả không thể lường trước được. Việc thích ứng nhanh giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn, chính xác.
- Khả năng quản trị rủi ro: Khi đưa rất bất cứ quyết định kinh doanh nào, bạn cần phải có những chiến lược đề phòng rủi ro, tránh đưa doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ.
- Khả năng giao tiếp tốt: Đối với những công việc liên quan đến đàm phán thì kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thuận lợi hơn, tránh được những cuộc đàm phán thất bại chỉ vì cách truyền tải thông tin kém hay cách cư xử không đúng mực.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ là lỹ năng vô cùng quan trọng đối với các vị trí liên quan đến tài chính. Ngoại ngữ tốt giúp bạn tiếp cận được với những thông tin mới từ nước ngoài, phân tích được những đánh giá từ các chuyên gia tài chính quốc tế.
- Khả năng tin học văn phòng: Sử dụng tốt các công cụ tin học và phần mềm phân tích tài chính sẽ giúp bạn quản lý thông tin, tài liệu dễ dàng hơn.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Tài chính doanh nghiệp là ngành nghề đòi hỏi khả năng phản ứng nhanh khi các tình huống xấu không may xảy ra, các tình huống này có thể ảnh hưởng đến nguồn tài chính, sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, khả năng giải quyết vấn đề nhanh là điều rất quan trọng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về chủ đề học tài chính doanh nghiệp ra làm gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ngành nghề cũng như có được định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình nhất. Chúc các bạn thành công.