Khái niệm sư đoàn luôn khiến nhiều người thắc mắc. Vậy sư đoàn là gì? 1 sư đoàn bao nhiêu người? Hãy cùng mpjc chúng tôi tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây nhé.
I. Giải thích sư đoàn là gì?
Sư đoàn là đơn vị trong quân đội có quy mô lớn, khoảng 10.000 đến 20.000 lính. Cơ cấu của sư đoàn bao gồm Trung đoàn và Lữ đoàn. Các sư đoàn khi gộp lại sẽ thành quân đoàn. Trong chiến đấu, một sư đoàn là cấp chiến đấu lớn nhất với tính tác chiến độc lập.
Sư đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam là tổ chức, đơn vị thấp hơn so với Quân đoàn và được biên chế trong đội hình của Quân Đoàn, Quân Khu.
Các cấp lãnh đạo chung trong sư đoàn gồm:
- Sư đoàn trưởng: 1 người, Đại tá (nhóm 6) thường đang giữ chức vị Phí bí thư Đảng ủy Sư đoàn.
- Chính ủy: 1 người, Đại tá (nhóm 6)
- Phó Sư đoàn trường kiêm Tham mưu trưởng: 1 người, Đại tá (nhóm 7) thường giữ chức vụ Ủy viên thường vị Đảng ủy Sư đoàn
- Phó Sư đoàn trưởng: 2 người, Đại tá (nhóm 7)
- Phó Chính ủy: 1 người, Đại tá (nhóm 7)
II. 1 sư đoàn bao nhiêu người
Như đã đề cập, sư đoàn là tổ chức trong quân đội. Theo sự phân cấp chính trong quân đội Việt Nam từ thấp đến cao: Tiểu đội > Trung đội > Đại đội > Tiểu đoàn > Trung đoàn > Sư đoàn > Quân đoàn > Quân khu > Bộ quốc phòng.
Có thể thấy, cơ cấu Quân đội Việt Nam dựa trên nguyên tắc 3 tổ 3 người hay còn gọi là Tam Tam Chế.
Vậy 1 sư đoàn bao nhiêu người? Một sư đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam thường có từ 3 đến 4 Trung đoàn hoặc Lữ đoàn gộp lại và cùng với 1 đơn vị đặc thù. Như vậy, số người trong sư đoàn sẽ rơi vào khoảng 8.000 đến 10.000 người.
Sư đoàn có ký hiệu là F, thuộc biên chế của Quân đoàn, Quân khu, Quân chủng hoặc cũng có thể độc lập tác chiến.
Thông thường, 1 Sư đoàn sẽ được biên chế gồm 1 sư đoàn bộ là cấp chỉ hủy, 3 Trung đoàn bộ binh, 1 Trung đoàn pháp binh, 1 Tiểu đoàn phòng không, 2 tiểu đoàn xe tăng và các đơn vị khác.
III. Tên gọi Sư đoàn
Bên cạnh thắc mắc 1 sư đoàn bao nhiêu người, không ít người còn quan tâm đến cách gọi tên sư đoàn thể hiện như thế nào.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, tên gọi sư đoàn là sự kết hợp giữa các số và loại sư đoàn. Ví dụ như Sư đoàn thiết giáp 1 Hoa Kỳ… Bên cạnh đó, tên riêng cũng được đặt cho một sư đoàn.
Đôi khi chính tên của sư đoàn cũng được kẻ thù đặt cho do nỗi sợ ám ảnh mà sư đoàn đó tạo ra trên các mặt trận chiến đấu. Ví dụ như, trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, có những sư đoàn mà Pháp, Mỹ tôn làm sư đoàn thép như sư đoàn bộ binh 308, 304, 316…
Như vậy, tên gọi của sư đoàn sẽ thường gắn liền với niềm tự về sức mạnh của Quân đội nước đó. Ví dư như: Trong khi tìm hiểu ý đồ của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Tây Nguyên, vào đầu năm 1975, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam đã chỉ đạo theo sát sư đoàn 10 và 320A. Theo đó nơi nào có 2 sư đoàn này thì nơi đó sẽ đánh lớn.
Điều này đã cho thấy tiếng tăm của các sư đoàn trong Quân đội Việt Nam đã gây ra nỗi ám ảnh với kẻ địch như thế nào.
IV. Sư đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chắc hẳn với thông tin 1 sư đoàn bao nhiêu người trên đây, bạn đã phần nào hiểu hơn về sư đoàn. Vậy sư đoàn trong trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được phân chia thế nào.
1. Sư đoàn bộ binh cơ giới
Bộ binh cơ giới là lực lượng bộ binh được vạn chuyển bằng xe tải hoặc các phương tiện cơ giác khác. Được phân biệt với bộ binh cơ giới hóa được vận chuyển bằng xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh,
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, sư đoàn bộ binh cơ giới gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới, 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo phản lực và các tiểu đoàn khác như công binh, trinh sát, vận tải…
2. Sư đoàn Không quân
Không quân Nhân dân Việt Nam là tổ chức quân đội, đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không-Không Quân của quân đội Nhân dân Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng, chiến đấu với trang bị là máy bay chuyên dụng. Về cơ cấu, tổ chức thì sư đoàn không quân bao gồm một số trung đoàn không quân.
Sư đoàn Không quân trong Quân đội Việt Nam tương đương với Liên đoàn bay của Anh, Không đoàn bay của Mỹ.
3. Sư đoàn Phòng không
Sư đoàn phòng không là lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng trời, các mục tiêu trọng điểm quốc gia. Ngoài nhiệm vụ vận chuyển chiến đâu, lực lượng không quân còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai, phát triển kinh tế. Về cơ cấu, sư đoàn phòng không bao gồm một số trung đoàn như cao xạ, tên lửa đất đối không.
V. Các sư đoàn hiện nay
Tại Việt Nam, quân đội được hình thành từ lâu. Tuy nhiên, để biết các sư đoàn thuộc Quân đội Nhân nhân Việt Nam hiện nay gồm những sư đoàn nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là danh sách sư đoàn hiện nay.
1. Bộ binh
- Theo Quân khu
- Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô
- Sư đoàn 3, Quân khu 1
- Sư đoàn 346, Quân khu 1
- Sư đoàn 316, Quân khu 2
- Sư đoàn 355, Quân khu 2
- Sư đoàn 350, Quân khu 3
- Sư đoàn 395, Quân khu 3
- Sư đoàn 324, Quân khu 4
- Sư đoàn 341, Quân khu 4
- Sư đoàn 968, Quân khu 4
- Sư đoàn 2, Quân khu 5
- Sư đoàn 305, Quân khu 5
- Sư đoàn 307, Quân khu 5
- Sư đoàn 315, Quân khu 5
- Sư đoàn 5, Quân khu 7
- Sư đoàn 302, Quân khu 7
- Sư đoàn 317, Quân khu 7
- Sư đoàn 4, Quân khu 9
- Sư đoàn 8, Quân khu 9
- Sư đoàn 330, Quân khu 9
- Theo Quân đoàn
- Sư đoàn 308, Quân đoàn 1
- Sư đoàn 312, Quân đoàn 1
- Sư đoàn 390, Quân đoàn 1
- Sư đoàn 304, Quân đoàn 2
- Sư đoàn 306, Quân đoàn 2
- Sư đoàn 325, Quân đoàn 2
- Sư đoàn 10, Quân đoàn 3
- Sư đoàn 31, Quân đoàn 3
- Sư đoàn 320, Quân đoàn 3
- Sư đoàn 7, Quân đoàn 4
- Sư đoàn 9, Quân đoàn 4
- Sư đoàn 309, Quân đoàn 4
2. Phòng không
- Sư đoàn Phòng không 361, tại Hà Nội
- Sư đoàn Phòng không 363, tại Hải Phòng
- Sư đoàn Phòng không 365, tại Bắc Giang
- Sư đoàn Phòng không 367, tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Sư đoàn Phòng không 375, tại Đà Nẵng
- Sư đoàn Phòng không 377, tại Khánh Hòa
3. Không quân
- Sư đoàn Không quân 370, tại Miền Nam
- Sư đoàn Không quân 371, tại Miền Bắc
- Sư đoàn Không quân 372, tại Miền Trung
Chắc hẳn qua nội dung trên đây, bạn đã biết được 1 sư đoàn bao nhiêu người cũng như một số thông tin thú vị khác về sư đoàn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hy vọng, bài viết này đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về Quân đội Việt Nam. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.