DHA là gì? Vai trò của DHA với cơ thể mà có thể bạn chưa biết!

DHA với tên gọi đầy đủ là Docosahexaenoic Acid là một acid béo thuộc nhóm omega-3, là một axit béo rất cần thiết cho hệ thần kinh, não bộ và thị giác và hệ xương của con người. Vậy nên việc nắm rõ DHA là gì cùng vai trò của DHA giúp chúng ta bổ xung DHA một cách đúng nhất. Hôm nay hãy cùng mpjc.org tìm hiểu về DHA qua bài viết dưới đây nhé!

I. DHA là gì?

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ DHA nhưng bạn đã hiểu rõ DHA là gì? DHA, viết tắt của axit docosahexaenoic, là một axit béo không bão hòa thiết yếu thuộc nhóm axit béo omega-3. 

DHA là một acid béo thuộc omega-3 mà cơ thể không tự tổng hợp được

DHA là một axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải được cung cấp từ chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, nếu bạn có đủ và có hiệu quả các enzyme, cơ thể của bạn có thể chuyển đổi ALA (omega-3 có lợi được tìm thấy trong hạt lanh, hạt chia, cây gai dầu và các loại thực phẩm khác) thành DHA / EPA nếu thiếu enzym này.

Tại sao cần bổ xung DHA

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi mẹ bầu thiếu DHA sẽ tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật và dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó vấn đề về mãn kinh, loãng xương, các bệnh lý tim mạch mà sau này các mẹ rất dễ mắc phải.

Hơn nữa thiếu DHA từ khi còn trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ khi sinh ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng, hạn chế sự phát triển trí não của trẻ.

II. Vai trò của DHA với cơ thể

1. Trẻ em

  • DHA chiếm tỷ lệ lớn trong não và ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh, khả năng tập trung và trí nhớ của trẻ.
DHA giúp phát triển trí não
  • DHA có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thị giác của mắt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Việc cho trẻ bú mẹ là điều cần thiết để bổ sung DHA trong 24 tháng đầu. Điều này là do cơ thể của trẻ không thể tổng hợp DHA từ các nguồn khác.

2. Mẹ bầu và thai nhi

  • DHA được coi là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với phụ nữ mang thai vì nó tham gia vào việc xây dựng các tế bào não, hệ thần kinh và võng mạc, chống đầy hơi và giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn sau khi sinh. 
  • Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng nguy cơ sinh non giảm hơn 64% khi các bà mẹ bổ sung DHA trong thai kỳ so với những phụ nữ không tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng. 
  • Việc bổ sung đủ DHA cũng có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, tiền sản giật và vấn đề loãng xương, mãn kinh cũng như bệnh tim mạch. 

3. Người trưởng thành

  • Cải thiện ADHD (Hội chứng rối loạn tăng giảm chú ý): ADHD được đặc trưng bởi hành vi bốc đồng và kém tập trung, thường bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục đến tuổi trưởng thành. DHA làm tăng lưu lượng máu lên não, tăng sự tập trung vào các công việc trí óc.
  • Hỗ trợ tuần hoàn, giảm huyết áp: DHA thường được khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. DHA hỗ trợ lưu lượng máu, cải thiện chức năng nội mô và khả năng giãn nở của mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
DHA giúp hỗ trợ tuần hoàn máu
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: DHA là chất béo omega-3 chính trong não và cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, bao gồm cả não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer có lượng DHA trong não thấp hơn so với những người lớn tuổi có chức năng não tốt.
  • Cải thiện thị lực: DHA và các chất béo thuộc omega-3 sẽ giúp cải thiện tình trạng khô mắt hay bệnh về mắt. 
  • Hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới: Hấp thụ đủ DHA hỗ trợ sức khỏe tinh trùng (tỷ lệ phần trăm tinh trùng khỏe mạnh, khả thi trong tinh dịch) và khả năng vận động của tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

III. DHA có trong thực phẩm nào?

Sau khi hiểu rõ về DHA là gì thì việc quan trọng để bổ xung DHA chính là tìm kiếm những thực phẩm chứa nhiều DHA. Theo Tổ chức Y tế thế giới những thực phẩm sau chứa nhiều DHA:

  • : Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám… các loại cá giàu DHA tốt cho sự phát triển trí thông minh của bé nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển ở mức vừa phải (300g/tuần) để tránh nguy cơ nhiễm ngộ độc thủy ngân.
DHA có nhiều trong các loại cá và các loạt hạt
  • Tôm, Cua, Mực: Đây là những loại hải sản giàu DHA và chất béo canxi, đồng thời có thể chế biến nhiều món đơn giản.
  • Lòng đỏ trứng: Đây là loại thực phẩm giàu DHA rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ ăn trứng chín hoàn toàn, không ăn lòng đào.
  • Các loại hạt: Cũng giống như hạnh nhân, óc chó và đậu phộng, chúng rất giàu DHA, rất tốt cho trí não và thị lực của trẻ nhỏ. 
  • Rau xanh: Súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong là những loại rau chứa nhiều DHA. Bạn nên mua rau sạch và chế biến đúng cách để đảm bảo sức khỏe. 
  • Sữa dành cho bà bầu rất giàu DHA cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. 
  • Thuốc bổ sung DHA: Có rất nhiều loại vitamin tổng hợp hoặc thuốc bổ sung DHA trên thị trường, đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA đầy đủ. 

Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu cũng như mức độ thiếu hụt DHA trong khẩu phần ăn hàng ngày.

IV. Cách bổ xung DHA đúng

Theo khuyến cáo thì lượng DHA được bổ xung theo từng độ tuổi và từng đối tượng cụ thể như sau:

Phụ nữ mang thai và cho con bú 200 mg DHA mỗi ngày   
Trẻ em 0-6 tháng 0.1 – 0.18% tổng lượng năng lượng nạp vào hàng ngày
Trẻ em 6-24 tháng DHA: 10-12 mg/kg/ngày
Trẻ em 2-4 tuổi EPA + DHA: 100-150 mg mỗi ngày
Trẻ em 4-6 tuổi EPA + DHA: 150-200 mg mỗi ngày
Trẻ em 6-10 tuổi EPA + DHA: 200-250 mg mỗi ngày

Vậy thời điểm nào nên bổ xung DHA?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm thích hợp để mẹ bầu bổ xung DHA chính là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối để thai nhi phát triển tốt.

Còn với trẻ nhỏ thì thời điểm thích hợp là từ 6 tháng đến 6 tuổi, vì giai đoạn này bé phát triển về mặt trí não tốt nhất. 

Hy vọng những thông tin về DHA là gì có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc bổ xung DHA cần thiết với cơ thể. Cảm ơn đã đón đọc!

Viết một bình luận